Bát Chánh Đạo

6- Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chánh thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.

a. Chuyên cần chân chánh:

– Quyết tâm lọai bỏ các việc ác đã sanh, ngăn ngừa những việc ác chưa sanh.

–  Chuyên làm các việc lành việc tốt.

–  Chuyên cần trau dồi phước đức và trí tuệ.

b. Chuyên cần không chân chánh:

– Là người say sưa với ngũ dục và khóai lạc.

– Là kẻ say sưa lạc thú làm tổn hại đến người khác, không tiết chế bản thân.

7- Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ưùc niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.

a. Ức niệm chân chánh:

– Nhớ đến tứ ân.

– Nhớ đến những lỗi lầm xưa, đừng để tái phạm trong hiện tại và tương lai.

b. Ức niệm không chân chánh:

– Nhớ lại những óan hận để phục thù.

– Nhớ lại những hạnh phúc mong manh không ích lợi.

– Nhớ lại hành động oai hùng, dùng thủ đọan xảo trá, tàn bạo đã qua để hãnh diện tự đắc.

-c. Quán niệm chân chánh:

– Quán niệm Từ bi: Thấy nỗi khổ của chúng sanh trong luân hồi sanh lòng thương xót, tìm nhiều phương tiện để giúp đở họ. Thấy sự mê lầm của mình và người dẫn đến sầu, bi , khổ, ưu và não, thực hành lời Phật dạy để chấm dứt mê lầm.

– Quán niệm Trí huệ:  Quán niệm nguyên nhân sanh hóa vũ trụ, óan thân, tốt xấu, cao thấp; quán niệm thực tướng của các pháp để vững tiến trên con đường giải thóat.

-d. Quán niệm không chân chánh:

– Nhớ nghĩ đến dục lạc, khóai cảm.

– Nhớ nghĩ đến kế sách, âm mưu và phương tiện giết hại lẫn nhau.

– Nhớ nghĩ đến văn tự xảo trá để gạt người.

8- Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.

-a. Thiền định chân chánh:

– Bất tịnh quán: quán các pháp không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái v.v…….

-Từ Bi Quán : Quán sát tất cả chúng sanh đồng thể tánh thanh tịnh, không hơn không kém để tôn trọng, kính quý và đọan trừ tâm hận thù

– Nhân duyên quán: Quán tất cả pháp đều do nhân duyên mà thành, không có một pháp nào riêng biệt trong thế giới tương tức tương nhập ( Kinh hoa nghiêm), không chân thật, không trường tồn, để đọan trừ ngu si thiên chấp.

– Giới phân biệt quán: Nghĩa là phân biệt và quán sát sự giả hợp của 18 giới ( 6 căn, 6 trần, 6 thức) để thấy không thật có ngã pháp và diệt trừ ngu si cố chấp.

– Sổ tức quán: Nghĩa là quán hơi thở, để đối trị tâm tán lọan để đi sâu vào thiền định.

b. Thiền định không chân chánh:

-Thiền định để cầu thác sinh các cõi trời.

-Thiền định để luyện bùa chú, thần thông, phép lạ, trường sanh bất tử.

III/ Tu tập Bát chánh đạo:

A-Con đường tu tập Bát chánh đạo cũng chính là con đường tu tập của Giới-Định-Huệ:

Tu tập chánh ngữ – chánh nghiệp – chánh mạng là tu tập, các điều thiện. Là tu tập Giới vô lậu học.

Chánh tinh tấn – chánh niệm – chánh định là tu tập Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần. Là tu tập Định vô lậu học.

Chánh kiến – chánh tư duy là tu tâp về Tuệ vô lậu học của Tam vô lậu học.

Tuy nhiên, để phát triển trí tuệ chúng ta cần phải có sự hổ trợ của Tam học là Văn-Tư-Tu.

B-Con đường tu tập Bát chánh đạo là con đường tu tập của ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Đạo đế):

Đạo đế trong giáo pháp Tứ đế bao gồm như là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, được đức Phật đề cập như là Bát chánh đạo.

Chánh kiến là Tuệ căn –Tuệ lực.

Chánh tinh tấn là nội dung của Tứ chánh cần.

Chánh niệm chính là nội dung của Tứ Niệm xứ.

Chánh tư duy là trạch pháp……..

Chánh định là hỷ, khinh an, định, xã….

IV/ Công năng và ích lợi tu tập Bát chánh đạo:

A. Công năng:

1. Cải thiện tự thân: Người chuyên tu Bát chánh đạo cải thiện được hành vi bất chính, tạo cho tự thân một đời sống chân chánh ích lợi và thiện mỹ.

2. Cải tạo hòan cảnh: Thế giới quan bên ngòai được hình thành từ tâm niệm, là kết quả của hành vi. Do đó, nếu thực hành theo Bát chánh đạo thì có thể tạo được một thế giới tòan mỹ.

3. Làm căn bản cho chánh giác: Bát chánh đạo là nền tảng căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ chân chánh.

B. Ích lợi thực hành Bát chánh đạo:

1. Có kiến thức chân chánh không bị mê hoặc và lôi cuốn bởi ngọai đạo tà giáo.

2. Suy nghĩ chơn chánh không bị sa vào lỗi lầm đen tối.

3. Lời nói chân chánh lợi mình lợi người.

4. Hành động chân chánh có ích cho mình và không làm thương tổn người khác.

5. Đời sống chân chánh không bị khinh rẽ, chê bai, được mọi người mến mộ, kính trọng.

6. Siêng năng chơn chánh sẽ thu được nhiều kết quả.

7. Nhớ nghĩ chân chánh  giải tõa được sự nuối tiếc.

8. Thiền định chơn chánh trí huệ phát triển và Phật quả viên thành.

V/ Kết luận:

Bát Chánh đạo chính là phương pháp tu phổ biến cho tại gia lẫn xuất gia, trong bất cứ hòan cảnh, môi trường cũng có thể thực hiện được.

Tu tập Bát chánh đạo chính là tu tập Thân – Khẩu – Ý của chúng ta, khi thực hành Bát chánh đạo thì gặt hái nhiều kết quả tốt.

Bát chánh đạo lại là nền tảng chánh giác, là căn bản của Giải thóat – Giác ngộ.

Câu hỏi ôn tập -Tìm tòi- Suy nghĩ:

1-    Bát chánh đạo gồm những gì? Phối hợp với Tam vô lậu học ra sao?
 
2-    Trong tám chi của Bát chánh đạo, chi nào được coi  là nồng cốt?
 
3-    Bát chánh đạo có phải là một luân lý?
 
4-    Phật tử sống như thế nào mới được gọi là sống chánh mạng?
 
5-    Áp dụng Bát chánh đạo thế nào trong trào lưu tòan cầu hóa hiện nay?

Huệ Giáo

http://thuvienhoasen.org

__________________

Tài liệu tham khảo

Minh Châu-Thiên Ân – Chơn Trí – Đức Tâm, Phật pháp. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1997.

Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận. Nxb TP. Hồ Chí Minh,1999.

H.T.Thích Thiện hoa, Phật học phổ thông, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí minh ấn hành, quyển I_II_III. 1992.

Thích Nhất hạnh, Trái tim của Bụt,  NXB. Lá bối, California, USA.1997.

Narada Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật pháp, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, 1993.    

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.