Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 2

TÌNH THƯƠNG YÊU

Khi buông bỏ được các trạng thái tâm tiêu cực, bạn sẽ tạo ra được không gian trong tâm để vun trồng những tư tưởng tích cực. Chánh tư duy có nghĩa là chúng ta thay thế những tư tưởng sân hận, thù ghét bằng tư tưởng của lòng thương yêu. Lòng thương yêu, hay từ bi (metta), là một khả năng bẩm sinh. Đó là một cảm giác ấm cúng thấm đẫm tình đồng loại, một cảm giác tương quan với tất cả mọi chúng sanh. Vì chúng ta mong cầu hòa bình, hạnh phúc, niềm vui cho bản thân, chúng ta biết rằng tất cả mọi chúng sanh khác cũngđều mong muốn những thứ này. Tình thương yêu tỏa sáng cả thế giới với ước muốn rằng tất cả mọi chúng sanhđều được hưởng một cuộc sống thỏa mái trong sự hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau, và đầy đủ vật chất.

Dầu tất cả chúng ta đều có hạt giống từ bi bên trong, nhưng ta phải cố gắng để vun trồng nó. Khi tâm ta tràn đầy lo lắng, gúc mắc, căng thẳng, và sợ hãi, thì khả năng thương yêu bẩm sinh khó thể thăng hoa. Để dung dưỡng hạt giống thương yêu, ta phải tập thư giãn. Trong trạng thái tâm an tịnh, như khi ta thực hành thiền chánh niệm, ta có thể quên đi những bất đồng trong quá khứ với người và tha thứ lỗi lầm, sự yếu đuối, xúc phạm của họ đối với ta. Lúc đó tình thương yêu tự nhiên sẽ tăng trưởng trong ta.

Cũng giống như trường hợp của tâm xả, từ bi cũng bắt đầu bằng một ý nghĩ. Thông thường, tâm ta tràn đầy quanđiểm, ý kiến, niềm tin, suy nghĩ. Chúng ta đã đượcđiều kiện hóa như thế bởi văn hóa, truyền thống, giáo dục, tương quan và quá khứ của chúng ta. Từ nhữngđiều kiện tư tưởng đó chúng ta tạo dựng nên các thành kiến và phán đoán. Những suy nghĩ hạn hẹp này bóp nghẹt tình thương yêu sẵn có trong ta. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của sự suy nghĩ sai lầm này, ý nghĩ về sự tương quan thân thiện với người đôi khi cũng xuất hiện. Chúng ta thoáng nhìn thấy nó như khi ta thoáng nhận ra cảnh vật qua tia chớp của sấm sét. Khi ta tu tập buông thư,xả bỏ mọi tiêu cực, ta bắt đầu nhận ra được các thành kiến phân biệt của chúng ta và không để chúng làm chủtâm mình. Khi đó tâm từ bi, thương yêu mới bắt đầu tỏa sáng, hiển lộ sức mạnh và vẻ đẹp thực sự của nó.

Tình thương yêu mà chúng ta muốn vun trồng không phải là thứtình yêu mà ta thường biết đến. Khi nói thương yêu ai, trong tâm tưởng chúng ta thường xuất hiện một tình cảm bị điều kiện hóa bởi các hành động hay đức tính của người đó. Có thể là ta ngưỡng mộ vẻ bề ngoài, cách cư xử, sự suy nghĩ, giọng nói hay thái độ của ngườiđó. Nếu các điều kiện này thay đổi, những gì ta gọi là tình thương yêu có thể cũng thay đổi theo. Trong những trường hợp cực đoan, tình thương yêu đó còn có thể biến thành hận thù. Tính yêu-ghét này trùm phủmọi tình cảm bình thường của ta. Ta yêu người này và ghét kẻ kia. Hay giờ thì yêu, sau lại ghét. Hoặc khi muốn yêu thì yêu, lúc muốn ghét thì ghét. Hay ta yêu khi mọi thứ đều diễn tiến tốt đẹp, nhưng khi có sựcố gì thì lại ghét.

Nếu tình thương yêu của chúng ta thay đổi theo thời gian, không gian, và hoàn cảnh như thế, thì cái mà ta gọi là tình yêu không phải là tình thương yêu chân chánh. Đó có thểlà nhục dục, lòng ham muốn được đảm bảo về vật chất,ước muốn được thương yêu, hay một số hình thức ngụy tạo khác của lòng tham ái. Tình thương yêu chân chính không có một động lực ngoại tại nào. Nó chẳng bao giờ đổi thành ghét khi hoàn cảnh thay đổi. Nó chẳng bao giờ khiến ta trở nên hận thù nếu tình yêu của ta khôngđược đáp trả. Tình thương yêu chân chánh thúc đẩy chúng ta luôn đối xử tử tế với tất cả mọi người, và nói những điều tốt lành về người, dầu họ có mặt hay vắng mặt.

Khiđã thực sự giác ngộ, bạn sẽ yêu thương tất cả vạn vật trong vũ trụ không phân biệt. Tình thương yêu đó không giới hạn, không biên giới. Bao gồm không chỉtất cả mọi chúng sanh có mặt trong hiện tại, mà ta còn mong cho tất cả, không có sự phân biệt hay thiên vị nào,được hạnh phúc trong tương lai vô cùng tận.

Hãyđể tôi chia sẻ với bạn câu chuyện về một hành động từ bi có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người.

Có một bà lão và con gái sống trong một ngôi nhà nhỏ ở ẤnĐộ. Gần đó có một vị thiền sư sống trong một túp lều nhỏ. Do lòng mến mộ, bà lão coi vị tu sĩ như là con trai của mình và dạy con gái phải đối xử với vị ấy như là anh ruột của mình. Mỗi sáng vị tu sĩ đều xuống làng để khất thực. Ông không bao giờ quên dừng lại ởngôi nhà nhỏ đó để thọ lãnh thực phẩm mà bà lão và con gái cúng dường cho ông với tất cả lòng ngưỡng mộvà thành kính. Mỗi chiều ông lại xuống làng để thăm viếng các vị thí chủ, khuyến khích họ tu thiền và sống một cuộc sống an bình.

Một buổi chiều trên đường xuống làng, vị tu sĩ nghe được câu chuyện giữa bà lão và con gái. Bà lão bảo con gái, “Conơi, ngày mai anh con sẽ đến nhà chúng ta khất thực. Đây là bơ sữa; đây là mật; đây là gạo, đây là gia vị; đây là rau cải. Hãy chuẩn bị một bữa ăn thiệt ngon cho anh con.”

Người con gái hỏi mẹ, “Thưa, ngày mai mẹ sẽ đi đâu?”

“Mẹ định vào rừng để tọa thiền cả ngày.”

“Nhưng mẹ sẽ ăn gì?”

“Hôm nay còn lại một ít cơm, mẹ sẽ dùng để nấu cháo. Thế cũng đủ cho mẹ rồi. Nhưng con phải nhớ làm một bữaăn thật ngon cho anh con và cúng dường khi anh đi ngang qua nhà.”

Ngheđược cuộc đối thoại này, vị tu sĩ nghĩ, “Bà lão này yêu thương và kính trọng ta đến nỗi bà dạy con gái sửa soạn một bữa ăn thật ngon cho ta trong khi bản thân bà chỉ ăn một ít cháo nấu từ phần cơm thừa còn lại. Ta không xứng đáng nhận được bữa cơm ngon đó nếu ta không tu chứngđược gì. Ta phải tu tập sao cho xứng đáng với món quà đầy tình thương của bà lão. Đây là lúc ta phải cốgắng không ngừng nghỉ để giải thoát bản thân khỏi những trạng thái tâm bất thiện.”

Vịtu sĩ trở về cất y áo lại. Ông quyết không xuống làng khất thực cho đến khi đã tu chứng, đạt được tâm giải thoát. Ông ngồi xuống chiếu thiền với những lời tự nguyện như sau: “Dầu cho máu tôi có khô đi. Dầu cho da thịt tôi có tan rã. Dầu cho thân này chỉ còn là bộxương. Tôi sẽ không đứng dậy cho đến khi đạt được giác ngộ hoàn toàn.”

Với lời nguyện đó, vị tu sĩ tọa thiền suốt cả buổi chiều, cả đêm, và một phần của buổi sáng hôm sau. Chỉ trước khi đến thời gian để ông đi khất thực, ông đạt được mục đích của mình. Sau đó vị tu sĩ lại đấp y và đi xuống làng để khất thực. Khi đến trước ngôi nhà nhỏ, người con gái đã cúng dường ông một bữa ăn thịnh soạn.

Cô gái sốt ruột đợi mẹ về sau một ngày tọa thiền. Buổi chiều đó, ngay khi người mẹ về đến nhà, người con gáiđã chạy ra đón và bảo, “Mẹ ơi, con chưa bao giờ thấy vị tu sĩ của chúng ta nghiêm trang, đỉnh đạt, rạng rỡ,thanh tịnh, đẹp đẽ đến thế!”

“Conơi, có lẽ vị ấy đã đạt được sự giải thoát, tự do thật sự khỏi tâm tiêu cực. Chúng ta thật may mắn có được một vị tu sĩ như thế ở cạnh nhà. Nhưng nếu thực sựkính trọng người, chúng ta phải đi theo con đường của người. Từ bây giờ, chúng ta phải hành thiền một cách tinh tấnđể chúng ta cũng có thể đạt được cùng trạng thái đó.”

Từ đó cả hai mẹ con đều tinh tấn hành thiền cho đến lúc họ cũng chứng được các tầng thiền định. Nhiều dân làng noi theo gương họ và cũng chứng đạt các tầng định. Đó là ảnh hưởng sâu rộng của lòng từ bi của bà lão. (MA I 225)

Lòng Từ Bi Đối Với Kẻ Thù

Có người sẽ tự hỏi làm sao mà họ có thể từ bi đối với kẻ thù. Làm sao mà họ có thể nói một cách chân thật, “Cầu cho kẻ thù của tôi được hạnh phúc, bình an, sức khỏe. Cầu cho họ không bị những khó khăn hay hoạn nạn.”

Câu hỏi này phát khởi từ sự suy nghĩ sai lầm. Người với tâmđầy phiền não có thể cư xử, hành động xúc phạm hay làm hại đến ta. Do đó, ta coi họ là kẻ thù. Nhưng thực sự ra không có ai là kẻ thù của ta cả. Chỉ có trạng thái tâm tiêu cực của người đó gây ra vấn đềcho ta. Chánh niệm giúp chúng ta thấy rằng các trạng thái tâm không thường hằng. Chúng chỉ tạm bợ, có thể sửađổi, có thể biến chuyển.

Cách tốt nhất để ta được an vui, hạnh phúc là giúp kẻ thù của mình giải quyết các vấn đề của họ. Nếu tất cả các kẻ thù của ta đều được giải thoát khỏi khổ đau, bất mãn, sân hận, nghi ngờ, căng thẳng, bực tức, thì họ không có lý do gì để làm kẻ thù của ta cả. Một khi đã không còn những khổ đau, thì kẻ thù cũng giống nhưbao người khác -một chúng sinh tuyệt vời.

Chúng ta có thể thực hành tâm từ bi đối với tất cả mọi người–cha mẹ, thầy cô, thân quyến, bạn bè, người không thân thiện, người lạnh lùng, người gây khó khăn cho ta. Không cần phải quen biết hay thân thiết với ai mới có thểtrải tâm từ bi đến với họ. Thật ra, đôi khi không biết rõ về họ lại dễ dàng hơn. Tại sao? Vì nếu không biết họ, chúng ta có thể đối xử với tất cả mọi người giống như nhau. Chúng ta có thể xem bao chúng sinh trong vũ trụ nhưlà những đốm sáng trong không gian và ước nguyện cho tất cả họ được hạnh phúc, bình an. Mặc dù chỉ có ước muốn của chúng ta thì khó thể thành sự thật, nhưng gieo trồngđược ước nguyện rằng tha nhân có thể hưởng thụ được tình thương yêu là một thiện ý có thể mang lại hỷ lạc cho tâm ta.

Nếu mọi người đều ước muốn cho người khác được hạnh phúc, được thương yêu, thì chúng ta sẽ có được hòa bình trên thế giới. Giả sử có sáu tỷ người trên thế giới, và mỗi người đều vun trồng ước nguyện này. Thì đâu còn có ai để gieo hận thù? Sẽ không còn tranh đấu, không còn đánh nhau. Mọi hành động đều đến từ tâm. Nếu tâm không trong sạch, thì hành động theo sau tâm ý đó sẽ không trong sạch và tai hại. Điều ngược lại cũng đúng. Như Đức Phật đã dạy chúng ta, ý nghĩ trong sạch về từ bi, tình thương thì mạnh mẽ hơn hận thù, mãnh liệt hơn vũ khí. Vũ khí tàn phá. Nhưng tình thương giúp con người sống trong hòa bình và hòa hợp. Vậy bạn thử nghĩ điều gì sẽ mạnh mẽ hơn và sẽ tồn tại lâu hơn?

Đối Trị Sân Hận

Rào cản lớn nhất đối với lòng từ bi là sân hận. Khi lòng ta tràn đầy sân hận, thì tâm không còn chỗ cho tình cảm thương yêu đối với bản thân hay đối với người khác, không còn chỗ cho hòa bình hay tự tại. Mỗi người phảnứng với sân hận theo cách riêng của mình. Người thì cốgắng để bào chữa cho các cơn giận của mình bằng cách tự nhủ, “Tôi có quyền được giận.” Người khác thì chấp vào sự giận hờn của họ một thời gian dài, đôi khi hàng tháng hay hàng năm. Họ cảm thấy rằng sự sân hậnđó khiến họ rất đặc biệt, rất nguyên tắc. Cũng có người lại biểu lộ lòng hận thù ra ngoài bằng những hành động chống báng lại kẻ mà họ giận ghét. Không cần biết cách bạn thể hiện lòng sân hận như thế nào, bạn có thể chắc chắn về một điều: tâm sân hận rút lại làm hại bạn nhiều hơn là nó hại người bạn giận.

Bạn có để ý mình cảm thấy thế nào khi giận dữ không? Bạn có cảm nhận được sự căng thẳng, khó chịu trong lồng ngực, bụng nóng bừng, mắt mờ đi không? Có phải là đầu óc bạn trở nên tối tăm, lời nói trở nên cộc cằn, khó nghe hơn không? Các bác sĩ bảo rằng thường xuyên biểu lộsân hận mang đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta –máu cao, ác mộng, mất ngủ, đau dạ dày, hay ngay cả đau tim. Lòng sân hận cũng nguy hại cho tâm không kém. Nói một cách thẳng thắng là sân hận khiến thân tâm ta rất khổ sở.

Sân hận cũng làm rạn nứt các mối liên hệ tương quan với người. Bạn thường tránh gặp người bạn đang giận, có đúng không? Ngược lại cũng thế, khi biết bạn giận, người kia cũng tránh bạn. Không ai muốn quan hệ với người đang trong cơn nóng giận. Người tràn đầy sân hận có thể rất vô lý, nhiều khi còn nguy hiểm nữa.

Hơn thế nữa, sân hận thường không tác hại nhiều đến người bị giận. Trong nhiều trường hợp, ta nóng giận với ngườiđã xúc phạm ta, nhưng họ không hề hay biết, nên không ảnh hưởng gì đến họ cả. Ngược lại, chính ta là người phảiđỏ mặt, phải lớn tiếng và tạo ra một cảnh tượng khó coi, khiến ta cảm thấy rất khổ sở. Kẻ kình địch còn có thể diễu cợt sự giận dữ của ta. Có thái độquen giận hờn, oán trách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, các mối liên hệ, cách sống, và tương lai của chúng ta. Chính ta cũng có thể phải hứng chịu những tai họa mà ta mong muốn xảy đến cho kẻ thù của ta.

Rõ ràng là sân hận có thể làm hại bản thân ta, vậy ta phảiđối phó với nó như thế nào? Làm sao ta có thể buông bỏ sân hận và thay thế nó bằng tâm từ bi, tình thương yêu?

Để đối phó với sân hận, trước hết chúng ta phải quyết định tự kiềm chế không hành động theo bản năng sân hận. Bất cứ khi nào tôi nghĩ về sự kiềm chế, tôi lại nhớ đến con voi của cậu tôi. Khi tôi còn nhỏ, cậu tôi có một con voi rất to và rất đẹp. Bạn bè và tôi thường thích chọc phá con vật này. Chúng tôi thường chọi đá vào voi cho đến khi nó nổi xung lên. Con voi rất to lớn, nó có thể giẫm nát chúng tôi nếu nó muốn. Nhưng thay vào đó, nó đã làm một điều rất đáng ngưỡng mộ.

Một lần kia khi chúng tôi chọi đá, con voi dùng vòi để bẻ một cành cây nhỏ khoảng cỡ độ một cây viết chì và đánh chúng tôi với cành cây nhỏ đó. Nó đã bày tỏ một sựkiềm chế không lường được, chỉ làm những gì cần thiếtđể khiến chúng tôi phải nể sợ nó. Vài ngày sau đó con voi còn hận chúng tôi, nên không để chúng tôi cưỡi nó. Cậu tôi bảo chúng tôi dẫn nó ra một dòng suối lớn, lấy vỏ dừa chà da cho nó, trong khi nó thư giãn và tận hưởng nguồn nước mát. Sau đó, nó hoàn toàn buông xả sự giận hờn đối với chúng tôi. Khi bạn cảm thấy mình hoàn toànđúng khi phản ứng một cách mạnh mẽ trong cơn giận, tôi khuyên bạn, hãy nhớ đến phản ứng đầy kiềm chế của con voi to mà hiền lành của cậu tôi.

Một phương cách khác để đối trị với sân hận là quán sát kết quả của nó. Chúng ta biết rất rõ rằng khi giận dữ,ta không thể thấy sự thật một cách rõ ràng. Do đó, chúng ta có thể phạm vào những hành vi bất thiện. Như chúng tađã biết, các hành động có chủ tâm trong quá khứ là thứduy nhất thật sự là của chúng ta. Cuộc sống tương lai còn tùy thuộc vào những hành động cố ý của ngày hôm nay, giống như là cuộc sống hiện tại là kết quả của những hànhđộng có chủ tâm trong quá khứ. Những hành động có chủtâm được thực hiện dưới ảnh hưởng của tâm sân hận không thể dẫn ta đến một tương lai hạnh phúc.

Cáchđối trị tốt nhất đối với sân hận là lòng kiên nhẫn. Kiên nhẫn không có nghĩa là để cho người khác lấn lướt ta. Kiên nhẫn có nghĩa là dùng chánh niệm để kéo dài thời gian, để ta có thể hành động một cách đúng đắn. Khi phảnứng lại với sự khiêu khích bằng lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ nói lên được chân lý vào đúng thời điểm và dùng ngôn từ chính xác. Ta dùng những lời nhẹ nhàng, tửtế, và chính xác như thể ta đang nói với một em bé hay một người bạn thân để ngăn cản họ không làm những gì có hại cho họ hay người khác. Dầu bạn có thể lên giọng,điều đó không có nghĩa là bạn đang giận dữ. Mà thật ra là bạn đang bảo vệ một cách khéo léo một người mà bạn quan tâm đến.

Có một câu chuyện rất nổi tiếng miêu tả sự kiên nhẫn và thông thái của Đức Phật khi đối mặt với một người sân hận:

Có một người Bà la môn giàu có và quyền lực. Người này có thói quen dễ nổi giận, đôi khi không vì lý do gì. Ông ta thường gây gổ với tất cả mọi người. Nếu có ai đó bị xúc phạm mà không nổi giận, ông cũng sẽ tức giận vì điều đó.

Người Bà la môn này đã nghe rằng Đức Phật chẳng bao giờ nổi giận. Một ngày kia ông ta đến gặp Đức Phật và dùng lời lẽ thóa mạ Ngài. Đức Phật lắng nghe một cách kiên nhẫn và từ bi. Sau đó Ngài hỏi người Bà la môn: “Ông có gia đình hay bạn bè người thân gì không?”

“Vâng, tôi có rất nhiều bạn bè và người thân,” người Bà la môn trả lời.

“Ông có đi thăm họ thường không?” Đức Phật hỏi.

“Dĩnhiên. Tôi thăm họ rất thường.”

“Ông có mang quà tặng cho họ khi ông thăm viếng họ không?”

“Chắc chắn rồi. Tôi chẳng bao giờ đến gặp họ mà không mang quà,” người Bà la môn trả lời.

Đức Phật lại hỏi, “Khi ông tặng quà, giả sử rằng họ không nhận. Ông sẽ làm gì với những món quà đó?”

“Tôi sẽ mang chúng về và chia sẻ với gia đình tôi,” người Bà la môn trả lời.

Lúcđó Đức Phật nói, “Cũng thế, ông đã cho tôi một món quà. Tôi không muốn nhận. Nó là của ông. Hãy mang nó vềnhà và chia sẻ với gia đình.”

Người Bà la môn rất xấu hổ khi ông hiểu và ngưỡng mộ lời khuyên từ bi của Đức Phật. (S I.7.1 [2])

Sau cùng, để đối trị sân hận chúng ta có thể nghĩ đến những lợi ích của tâm từ bi. Theo Đức Phật, khi ta thực hành tâm từ bi, ta sẽ “ngủ yên, thức dậy thoải mái, và có những giấc mơ đẹp. Được thân cận với chúng sanh và các loài khác. Chư thiên sẽ độ trì ta. [Nếu ta đầy lòng từ bi, thì ngay lúc đó] khói lửa, thuốc độc và vũ khí không thể làm hại ta. Ta thiền định dễ dàng. Nét thanh tịnh hiện trên gương mặt ta. Ta ra đi nhẹ nhàng và được tái sinh vào cõi giới cao nhất.” (A V (11) II.5). Những viễnảnh này không phải là dễ chấp nhận hơn là sự khổ sở,sức khỏe kém, và ác nghiệp mà tâm sân hận có thể mangđến cho ta sao?

Khi sự chánh niệm về các trạng thái tâm của ta tăng trưởng, ta sẽ càng lúc càng nhanh chóng nhận ra lúc nào ta bắt đầu nổi giận. Lúc đó, ngay khi tư tưởng sân hận khởi lên, ta có thể bắt đầu áp dụng các phương pháp đối trị sân hận bằng lòng kiên nhẫn và chánh niệm. Chúng ta cũng cần tìm mọi cơ hội để sửa đổi các hành động nóng nảy của mình. Nếu ta đã nói hay làm gì đó với ai khi nóng giận, ngay sau khi giây phút đó qua đi, ta nên nghĩ đến việc xin lỗi người đó, dầu rằng ta nghĩ người kia sai quấy hay hành động tệ hại còn hơn ta. Một vài phút bỏ ra để xin lỗi người mà ta đã xúc phạm sẽ mang đến sự giải tỏa tức thì và tuyệt vời cho cả hai người.

Cũng trong tinh thần đó, nếu thấy ai sân hận với mình, chúng ta có thể đến với người đó và trao đổi trong sự bình tĩnh để cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự giận hờn. Ta có thể nói: “Xin lỗi đã làm bạn giận tôi. Tôi không giận gì bạn cả. Có thể chúng ta nên giải quyết vấn đềnày như là bạn bè với nhau.” Ta cũng có thể mang một món quà đến cho người mà ta nghĩ là đang giận mình. Một món quà sẽ xoa dịu người đang chống đối ta và khiến kẻthù trở thành bạn. Một món quà có thể chuyển hóa những lời giận dữ thành từ ái và sự cộc cằn thô lỗ thành nhẹ nhàng, êm thắm.

Sauđây là một số phương cách thực dụng bạn có thể sửdụng để chế ngự cơn giận của mình:

•Hãy ý thức về cơn giận của mình ngay lập tức.
•Hãy chánh niệm về cơn giận của mình và cảm nhận được sức mạnh của nó.
•Hãy nhớ rằng tánh nóng nảy là vô cùng nguy hại.
•Hãy nghĩ đến những hậu quả tai hại của tâm sân hận.
•Hãy thực hành sự kiềm chế.
•Hãy nhận thức rằng sân hận và nguyên nhân của nó đều vô thường.
•Hãy nhớ đến câu chuyện về lòng kiên nhẫn của Đức Phật với người Bà la môn.
•Hãy thay đổi thái độ bằng cách trở nên tử tế và hữu dụng.
•Hãy thay đổi tình trạng căng thẳng giữa ta và người mà ta đang giận bằng cách tặng quà hay làm một điều gì tốt cho họ.
•Hãy nhớ đến những ích lợi của việc thực hành tâm từbi.
•Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta một ngày kia sẽ ra đi và chúng ta không muốn ra đi với tâm sân hận.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.