Thanh Tịnh Đạo – Chương XXI

III. Bố Úy Trí

29. Khi hành giả tu tập, làm cho sung mãn như trên, sự quán hoại diệt, đối tượng của quán này là diệt, tức sự tan rã, rơi rụng, phân tán của các hành, thì khi ấy tất cả hành được phân loại theo các hữu, sanh, thú, trú và hữu tình cứ đều hiện rõ cho hành giả dưới hình thức một sự khủng khiếp vĩ đại như sư tử, cọp, beo, ma quỷ, la sát, bò mộng, chó dữ, voi điên, rắn độc xấu xí dị hình sấm sét, bãi tha ma, chiến địa, hố than hừng, v.v.. hiện ra trước mắt một người nhát gan khi y muốn sống yên ổn. Khi hành giả thấy các hành diệt một cách mau chóng như thế nào trong quá khứ, các hành hiện tại cũng đang diệt, các hành tương lai sẽ diệt thì bố úy trí sanh khởi nơi vị ấy.

30. Ví dụ: Ba con trai của một người đàn bà đã phạm pháp, bị vua ra lệnh chặt đầu. Bà đi theo các con đến nơi hành quyết. Khi chặt đầu đứa con cả xong, người ta khởi sự chặt đầu đứa thứ hai. Khi thấy đứa con cả bị chặt đầu, đứa con thứ đang bị, thì bà hết hy vọng cho đứa út, và nghĩ: “Nó cũng sẽ giống như các anh nó”. Hành giả cũng thế, thấy các hành quá khứ diệt như bà mẹ thấy con cả đã đứt đầu. Thấy các hành hiện tại đang diệt, như mẹ thấy con thứ đang bị chặt đầu. Thấy sự diệt của các hành vị lai, như bà mẹ hết hy vọng đối với đứa con út, vì nghĩ: “các hành vị lai cũng sẽ diệt như thế”. Khi thấy vậy, bố úy trí sanh nơi hành giả.

31. Một thí dụ khác. Một người đàn bà có tử cung nhiễm độc, đã sinh 10 con, trong số này, chín đứa đã chết, còn một đứa đang chết trong tay. Trong bụng bà còn một đứa nữa. Khi thấy chín đứa đã chết, đứa thứ 10 đang chết, thì bà hết hy vọng với đứa còn trong thai, vì nghĩ: “Rồi nó cũng sẽ như bọn này”. Ðây cũng vậy, thiền giả thấy các hành quá khứ đã diệt giống như người đàn bà nhớ lại 9 đứa con đã chết. Hành giả thấy các hành hiện tại đang diệt, như bà mẹ thấy con trên tay đang chết. Hành giả thấy các hành vị lai sẽ diệt giống như bà mẹ hết hy vọng với đứa trong thai. Khi thấy vậy, trí bố úy sinh khởi nơi hành giả.

32. Nhưng cái trí bố úy đó, chính nó có sợ hãi, hay không sợ hãi? Nó không sợ. Vì chỉ có sự phán đoán rằng, hành quá khứ đã diệt, hành hiện tại đang diệt, hành vị lai sẽ diệt. Cũng như một người có mắt thấy ba hố than hừng ở cống đô thị, nhưng không sợ hãi, vì anh ta chỉ lập ra cái phán đoán rằng: người nào bất cứ, hễ rơi vào đó sẽ đau khổ không ít. Hoặc như khi một người có mắt nhìn ba cọc sắp thành hàng, một cọc bằng cây cau, một cọc sắt và một cọc bằng vàng, thì anh ta không sợ, mà chỉ tưởng tượng rằng, người nào té trên đấy sẽ đau khổ không ít. Cũng vậy, trí bố úy tự nó không sợ, mà chỉ lập phán đoán rằng trong ba loại hữu như ba “hố than hừng và ba cái cọc, các hành quá khứ đã diệt, các hành hiện tại đang diệt, các hành vị lai sẽ diệt.

33. Nhưng nó được gọi là “tướng đáng sợ” chỉ vì hành trong tất cả hữu sanh thú trú và hữu tình cư đều khủng khiếp, vì bắt buộc phải hoại diệt và bởi thế, chúng có vẻ đáng sợ.

Kinh văn liên hệ đến điều này như sau: “Khi hành giả tác ý vô thường, thì cái gì có vẻ khủng khiếp? Khi hành giả tác ý khổ, thì cái gì có vẻ khủng khiếp? Khi hành giả tác ý vô ngã, thì cái gì có vẻ khủng khiếp? Khi vị ấy tác ý vô thường, tướng có vẻ khủng khiếp, khi vị ấy tác ý khổ, sanh có vẻ kinh khủng. Khi tác ý vô ngã, tướng và sanh có vẻ khủng khiếp”. (Ps. ii, 63)

34. Ở đây, tướng là tướng của hành. Ðây là danh từ chỉ các hành quá khứ, vị lai và hiện tại. Hành giả chỉ thấy cái chết của các hành khi các ý chúng là vô thường và bởi thế tướng hiện ra cho vị ấy là khủng khiếp. Sanh là sanh trong các loại hữu thước sắc và vô sắc. Hành giả thấy sự sanh – mặc dù thông thường cho là vui – chỉ như một tình trạng liên tục bị áp bức, khi vị ấy tác ý chúng là khổ, bởi thế sanh đối với vị ấy có vẻ khủng khiếp. Khi tác ý chúng là vô ngã, hành giả thấy cả tướng lẫn sanh là trống rỗng, vô vị, không vô chủ, không người hướng đạo, như khu làng trống, như ảo ảnh, như thành yêu quái v..v.. và như vậy, tướng và sanh đối với vị ấy có vẻ khủng khiếp.

Bố úy trí đến đây chấm dứt.

IV. Quá Hoạn Trí (Trí Quán Sự Nguy Hiểm)

35. Khi tu tập, làm cho sung mãn trí bố úy, hành giả không thấy một chỗ trú nào, chỗ nương nào, không chỗ nào để đi đến, không chỗ ẩn nấp nào trong các loại hữu, sanh, thú, thức trú và hữu tình cư. Trong tất cả loại hữu sanh thú trú và hữu tình cư, không một hành nào vị ấy có thể hi vọng, bám víu vào đó. Ba loại hữu bấy giờ đối với hành giả là những hố than hừng, bốn đại như rắc độc dị hợm. (S. iv,174), năm uẩn như những kẻ sát nhân đang tuốt kiếm giơ lên (S. iv,174), sáu nội xứ như khu làng trống, sáu ngoại xứ như kẻ cướp đang cướp bóc làng (S. iv, 174 – 5), bảy thức trú và chín hữu tình cư như đang bốc cháy, hừng hực, sáng rực với 11 ngọn lửa (S. iv,19), và tất cả hành có vẻ như một khối khổng lồ toàn những thứ nguy hiểm không khả ý, không thực chất, như ung nhọt, như bệnh, như mũi tên, như tai họa, như sầu não. (xem M. i,436). Như thế nào?

36. Chúng giống như một khu rừng với quang cảnh trông khả ái nhưng đầy thú dữ, một cái hang đầy cọp beo, một ao nước bị quỷ ám, một kẻ thù cướp gươm giơ lên, như thức ăn tẩm độc dược, như con đường đầy kẻ cướp, như hố than hừng, như bãi chiến địa kẻ thù đang thanh toán nhau… đối với kẻ nhát gan muốn sống yên ổn. Và cũng như người ấy sợ hãi khiếp đảm lông tóc dựng ngược, khi gặp phải một khu rừng có nhiều thú dữ, v.v.. và chỉ thấy toàn là hiểm nguy, cũng vậy, hành giả khi thấy các hành là kinh khủng do quán tan rã, thì thấy rằng chúng hoàn toàn không thực chất, không khả ý, thuần là hiểm nguy.

37. Thế nào tuệ (understanding) về tướng nguy hiểm được gọi là quá hoạn trí.

(la) Tuệ về tướng kinh khủng” như sau: “Sanh là kinh khủng” là quá hoạn trí Tuệ về tướng kinh khủng như sau: “Khởi là kinh khủng” (occurence = khởi; arising = sanh) .. Tướng là kinh khủng… Tích lũy là kinh khủng… Kiết sanh là kinh khủng… Thú (destiny) là kinh khủng… Sanh loại (generation) là kinh khủng… Tái xuất hiện (re-arising) là kinh khủng.. Sanh.. Già… Bệnh… chết là kinh khủng.. Sầu là kinh khủng… Tuệ về tướng kinh khủng như sau: “Bi là kinh khủng” là quá hoạn trí. Tuệ về tướng kinh khủng như sau: “Não là kinh khủng” là quá hoạn trí.

(1b) Trí biết tình trạng an ổn là: “Không sanh là an ổn… không khởi là an ổn… v.v. Trí biết tình trạng an ổn là: “Không não là an ổn”.

(1c) Trí biết tình trạng an ổn là: “Sanh là khủng khiếp, không sanh là an ổn”. Trí biết tình trạng an ổn là: “Khởi là khủng khiếp, không khởi là an ổn”.. “Não là khủng khiếp, vô não là an ổn”

(2a) Tuệ về tướng khủng khiếp: “Sanh là khổ”, là quá hoạn trí… “Não là khổ”, quá hoạn trí.

(2b) Trí (knowedge) biết tình trạng an ổn là: “Không sanh là lạc”, v.v.. “Không não là lạc”.

(2c) Trí biết tình trạng an ổn là: “Sanh là khổ, không sanh là lạc” v.v. “Não là khổ, không não là lạc”.

(3a) Tuệ là tướng khủng khiếp như: “Sanh là thế gian”, là quá hoạn trí.. “Não là thế gian” là quá hoạn trí.

(3b) Trí biết tình trạng an ổn là: “không sanh là xuất thế”.. “không não là xuất thế”

(3c) Trí biết tình trạng an ổn là: “Sanh là thế gian, không sanh là xuất thế”… “Não là thế gian, không não là xuất thế”.

(4a) Tuệ về tướng khủng khiếp: “Sanh là các hành” là quá hoạn trí… “Não là các hành” là quá hoạn trí.

(4b) Trí biết tình trạng an ổn là: “Không sanh là Niết bàn”… Trí biết tình trạng an ổn là: “Không não là Niết bàn”.

(4c) Trí biết tình trạng an ổn là: “Sanh là các hành, không sanh là Niết bàn”… “Não là các hành, không não là Niết bàn”.

“Vị ấy quán là khổ
Sự sanh, khởi và tướng
tích lũy, kiết sanh.
và đây là quá hoạn trí.
Vị ấy quán là lạc, sư không sanh
không khởi, không tưởng
không tích lũy, không kiết sanh.
Và đây là trí an ổn của vị ấy.
Quá hoạn tri này
Có năm nguồn gốc
Trí an ổn cũng có năm nguồn gốc.
Vị ấy tuệ trí (understands) 10 trí
Khi thiện xảo về cả hai loại trí này
Thì những tà kiến đủ loại không lay động đuợc vị ấy”

Trí là nói theo nghĩa cái được biết (sở tri), còn tuệ là hành vi hiểu biết (năng tri). Do vậy nói: “Tuệ về tướng kinh khủng là Quá hoạn tri” (Ps. i, 59)

38. Ở đây, Sanh là sự xuất hiện trong cõi hữu này, với nghiệp trước làm duyên. Khởi là sự khởi lên của những gì đã sanh theo cách ấy. Tướng là tướng của tất cả hành. Tích lũy là nghiệp làm nhân cho kiết sanh tương lai. Kiết sanh là sự xuất hiện trong tương lai. Thủ là cõi (trời, người súc sanh..) trong đó kiết sanh xảy ra. Sanh loại (generation) là sự sanh các uẩn. Tái xuất hiện là sự sanh khởi của nghiệp dị thục, được nói như sau:

“Nơi một người đã đạt đến đấy hay tái sanh tại đấy” (Dhs. 1282). Sanh là sanh ra do hữu làm duyên, và chính sanh này là một duyên cho già chết. Già, bệnh chết… đã rõ.

39. Và ở đây, chỉ có 5 pháp khởi từ sanh, được nói kể như những đối tượng thực sự qua quá hoạn trí. Những cái khác đều là đồng nghĩa với chúng. Vì “sanh” và “sanh loại” là đồng nghĩa với “khởi và kiết sanh”. Hai từ “thủ” và “tái hiện” (hay tái sanh) đồng nghĩa với sanh khởi, Già, v.v.. đồng nghĩa với “tướng”. Do đó nói:

Hành giả quán là khổ
Sự sanh, khởi và tướng
tích lũy và kiết sanh.
Và đây là quá hoạn trí.
Trí quá hoạn này,
có 5 nguồn gốc (xem đ.37)

40. “Trí về tình trạng an ổn là: “Không sanh là an ổn, v.v. điều này nói ra để nêu lên cái loại trí ngược lại với quá hoạn trí. Hoặc, khi được nói như vậy, rằng có sự an ổn thoát mọi hãi hùng, nguy hiểm, đó là để an ủi những người tâm thần tán loạn do thấy nguy hiểm qua tướng khủng khiếp. Hoặc, khi sanh, v.v. đã rõ rệt là tướng kinh khủng, thì tâm hành giả khuynh hướng về những pháp đối lập với chúng, bởi thế, trí về an ổn này được nói để chỉ rõ những lợi lạc trong trí quá hoạn do tướng khủng khiếp đem lại.

41. Và ở đây, (1a) cái gì khủng khiếp dĩ nhiên là (2a) khổ, cái gì khổ thì thuần là (3a) thế gian vì nó không thoát khỏi tánh thế tục của những vòng tái sanh, của thế gian và của phiền não.

[Chú thích: Pm. Ðịnh nghĩa ba thứ thế gian tinh (àmisa) như sau: thế gian tinh của vòng luân chuyển, tức ba vị quá khứ vị lai hiện tại, thế gian tình của thế tục, tức 5 tục trưởng dường gồm tài, sắc, danh, ân, ngã, vì chúng có thể đưa đến cấu uế, thế gian tình của phiền não là chính những cấu uế (Pm. 836)]

Và cái gì là thế gian thì chỉ là (4a) các hành, bởi thế mà nói: (2a) Tuệ về tướng kinh khủng “sanh là khổ, gọi là quá hoạn trí”..v..v. Và tuy nhiên, có một sự khác biệt cần hiểu ở đây về cách, sanh của các pháp ấy, vì có sự khác biệt trong hình thái của chúng: hình thái khủng khiếp, hình thái đau khổ, và hình thái thế tục.

42. Vị ấy tuệ trí mười in: người nào hiểu được quá hoạn trí sẽ hiểu được, thâm nhập, chứng 10 loại trí là năm trí căn cứ trên sanh, v.v. và 5 trí căn cứ trên sự không sanh, v.v. Khi thiện xảo về hai thức trí này, nghĩa là trí về sự nguy hiểm và trí về an ổn, thì các tà kiến đủ loại không lay động được vị ấy, vị ấy không giao động vì các kiến chấp như: “Niết bàn tối hậu là ở đây và bây giờ”. Những gì còn lại đã rõ.

Ðấy là quá hoạn trí.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.