BƯỚC 4 – CHÁNH NGHIỆP
Có người cần một bảng liệt kê các giới luật để đảm bảo rằng mình hành động một cách đạo đức, chân thật. Người khác thì cần giới luật để cảm thấy chắc chắn rằng họ đã đạtđược mục đích tâm linh, ở cõi trời hay được giác ngộ. Đức Phật cũng đã chỉ bày cho ta những cách hành xử để tránh khỏi đau khổ, nhưng hành động đạo đức chân chính không chỉ nằm trong các bảng điều lệ giới luật nào. Đúng hơn, đó là các quy luật liên quan đến hành động của ta, để cho ta biết chúng gây ra đau khổcho bản thân và tha nhân như thế nào -sự lựa chọn hành động đạo đức của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến tất cả như thế nào.
NĂM GIỚI
Giới luật Phật giáo bắt đầu với năm quy luật mà ta cần tuân giữ cẩn thận nếu muốn đạt được sựtiến bộ tâm linh. Đó là:
– Không sát sanh
– Không trộm cướp
– Không nói dối
– Không tà dâm
– Không dùng rượu hay các chất say khác
Các đệ tử của Đức Phật phải phát lời nguyện để giữ các giới luật này, gọi là năm giới. Tuy nhiên, các quy luật đạo đức này không phải do Đức Phật chế đặt ra; mà chúng là nhữngđạo đức cơ bản, có mặt ở khắp mọi nơi và không có giới hạn thời gian.
Bốn trong số năm giới luật này đã được đề cập đến trong Bát Chánh Đạo. Chánh ngữ bao gồm việc không nói dối. Chánh nghiệp được xem như là không giết hại, trộm cắp, và tà dâm. Giới cuối cùng trong năm giới: không sử dụng các chất gây nghiện, cũng nằm trong chánh nghiệp. Vì một người say sưa không thể kiềm giữ không phạm vào tà ngữ hay hành động sai trái.
Ở giai đoạn đầu của việc phát triển đạo đức, chúng ta cần đến những giới luật này, cũng như một đứa trẻ cần được cha mẹ nhắc nhở với những lời răn dạy như là “Đừng sờ vào lửa nóng.” Khi lớn lên, đứa trẻ nhận ra rằng lời cha mẹ dạy là để tránh cho mình khỏi bị nguy hiểm. Tương tự, khi chúng ta đã hoàn thiện sự hiểu biết về hànhđộng đạo đức, chánh nghiệp sẽ trở thành tự động. Chúng ta không thể nào muốn phạm vào năm giới luật, mà ta cũng không cần phải dựa vào chúng mới đi đúngđường.
ĐẠO ĐỨC TRONG HÀNH ĐỘNG
Theo truyền thống chúng ta nói rằng Chánh Nghiệp bao gồm việc không giết hại, không trộm cắp, và không tà dâm. Mặc dầu chúng ta dùng các thuật ngữ tương tự trong ngũ giới và trong định nghĩa về Chánh Nghiệp trong Bát Chánh Đạo, nhưng ý nghĩa của chúng hơi khác nhau. Trong ngũ giới, ý nghĩa của các giới này rất đơn giản và rõ ràng: chỉ là đừng làm ba việc này. Giết hại, trộm cắp và tà dâm là ba hành động tồi tệ nhất mà ta có thể phạm phải, và nếu phạm các giới này, ta sẽkhông thể có được sự bình an. Vì thế, chúng ta lập thệ nguyện mạnh mẽ, vững vàng và tuân giữ chúng một cách triệt để.
Tuy nhiên, khi Đức Phật nói đến Chánh Nghiệp trong Bát Chánh Đạo, trong ý nghĩa của việc tránh giết hại, trộm cắp, và tà dâm, Ngài đã đưa ra những thí dụ đơn giản nhất mà người ta có thể vi phạm các giới này. Vì thế sự kiềm chế này phải được hiểu không chỉ một cách hạn hẹp, trong ý nghĩa là giữ giới, mà còn là những phương hướng mở rộng cho các hành động đạo đức cao hơn. Thí dụ, trong một bài thuyết pháp Đức Phật đã khuyến khích mọi người phải hành động đầy lòng từ bi đối với tất cả mọi chúng sanh, bằng những lời dạy sau:
Ai cũng sợgươm đao,
Ai cũng sợ sựchết.
Suy ta ra lòng người,
Chớ giết, chớbảo giết. (2)
(Dh 129)
Đức Phật giải thích rằng bất cứ hành động nào gây tổn hại cho người khác –như là đập phá nhà cửa, gây hỏa hoạn, hăm doạ bằng vũ khí– là sai, ngay nếu như không có ai thiệt mạng. Có lần tôi được nghe về một thanh niên không thích những người bạn học cùng chỗ trọ của mình. Để trả thù, anh ta khủng bố họ bằng cách bí mật phá hoạiđồ dùng cá nhân của họ như là vứt quần áo họ vào cầu tiêu hay phá hỏng máy vi tính của họ! Sự tị hiềm nhỏ mọn và những kiểu đùa dai làm tổn thương người cũng là những hành động thiếu đạo đức.
Ngoài ra còn có các hành động đạo đức ở mức độ vi tế hơn. Thí dụ giới không sát sanh sẽ đạt đến ý nghĩa cao đẹp nhất khi ta phát triển được một thái độ hoàn toàn vô hại và lòng luôn mong ước mọi điều tốt lành cho những chúng sinh khác.
Chúng ta thực hành Chánh Nghiệp không chỉ vì ta muốn tránh phạm các giới hay vì ta sợ ai đó sẽtrừng phạt nếu ta phạm lỗi. Ta tránh những hành động tàn nhẫn, ác độc vì ta thấy được hậu quả của những hành động như thế -chúng sẽ mang sự bất hạnh khôn lường đến cho ta và cho mọi người quanh ta, ở hiện tại cũng như tương lai. Chúng ta thực hành Chánh Nghiệp vì muốn cuộc sống của mình có ích và hòa hợp, không phải để phá hoại hay chống đối, và vì ta muốn tâm được thanh tịnh, an lạc, không bị phiền não vì hối hận, ăn năn.
Khi nói đến việc tuân giữ các giới luật, tâm có rất nhiều trò. Có người tự nhủ rằng giới luật không dành cho người trẻ tuổi. Họ nói, “Hiện tại tôi có quyền được hưởng thụ và làm bất cứ điều gì tôi muốn. Khi lớn tuổi hơn tôi sẽ tu sửa lại.” Tiếc thay, biết giữ gìn quy luật đạo đức lúc cuối đời thì cũng giống như trúng số khi bạn sắp từ giã cõi đời. Nếu chờ đợi quá lâu, ta sẽ không thể hưởng thụ được lợi ích mà một đời sống đạo đức có thể mang đến –không bị nghiện ngập, có những mối liên hệ lành mạnh, một lương tâm trong sáng, và một tâm bình lặng. Tốt nhất làđược hưởng những thành quả tốt đẹp của một đời sống đạo đức khi bạn còn trẻ, có sức khỏe và mạnh mẽ. Lúc tuổi già, ta không còn cần các giới luật đạo đức đểkiềm chế ta khỏi hành động sai trái!
Một ngụy biện khác mà chúng ta thường sử dụng là tự nhủ, “Các quy luật đạo đức này có ích lợi gì cho tôi? Cuộc đời tôi như thế này cũng tốt đẹp rồi.” Nếu đó là thái độ của bạn, thì tốt nhất là bạn cần phải xét lại tư duy đó một cách kỹ lưỡng. Nếu cuộc đời bạn tốt đẹp, thì tại sao bạn phải nói dối, ăn cắp, rượu chè, hay giết hại? Việc phạm giới nhanh chóng trở thành một thói quen khó bỏ. Hơn thế nữa, những hànhđộng này không thể tránh khỏi đưa đến những hậu quả tiêu cực. Không có chuyện chạy trốn khỏi luật nhân quả. Phạm vào các nguyên tắc đạo đức, thì bạn có thểbị mất mát tài sản, suy kiệt sức khoẻ, giảm thiểu lòng thương yêu của người thân, và nhiều thứ khác nữa mà bạn hằng coi trọng. Hơn thế nữa, bạn sẽ phải đối mặt với lo âu, mặc cảm tội lỗi và ngay cả việc đau khổ hơn. Hãy nhớ rằng chúng ta gìn giữ các nguyên tắc đạo đức là để cho mình được hạnh phúc, không phải đau khổ.
Ngay cả những hànhđộng thiếu đạo đức có vẻ nhỏ mọn, tầm thường cũng có thể gây ảnh hưởng tai hại. Tôi được nghe có một người đã phải mất quyền đấu thầu trong một công ty cổ phần hàng triệu đồng -chỉ vì đã giết một con bọ. Anh ta là một nhà kinh doanh rất tài giỏi, am tường. Anh đã có hẹn để gặp đối tác có thể hùn vốn để thảo luận về việc đó. Khi họ đang chuyện trò, một con bọ rớt xuống đậu trên miệng ly nước giải khát của nhà kinh doanh. Anh ta dùng chiếc muỗng đang quậy để nhấn con bọ xuống đáy ly. Khi con bọ bò trở lên miệng ly, anh ta lại đẩy nó trởxuống. Trong khi đang thảo luận công việc đáng hàng triệu đô la mà anh ta vẫnđùa giỡn với con bọ, cứ đẩy nó xuống cho đến khi nó kiệt sức chết dưới đáy ly.
Người đối tác của anh sau này cho tôi biết rằng, khi nhìn thấy những việc như vậy, anh ta tựnghĩ, “Người này quá ác độc. Có thể anh ta sẽ làm bất cứ điều ác độc gì để được có tiền. Tôi không muốn hợp tác kinh doanh với người như thế.” Vì thế người đó rút lui khỏi cổ phần.
Bạn có thể tự hỏi tại sao các điều luật trong Chánh Nghiệp được diễn tả bằng những từ ngữ tiêu cực –không giết, không trộm cắp, vân vân. Lý do rất đơn giản. Chúng ta không thể tìm thấy niềm vui của các hành động thiện cho đến khi ta buông bỏ được cái sai trái. Chúng ta có khuynh hướng hành động với một tâm đầy tham ái, dẫn đến đủ loại khổ đau. Trước tiên chúng ta phải biết cưỡng lại khuynh hướng bản năng này. Sau đó ta mới có thể thấy được là ta sẽ cảm thấy dễ chịu, bình tĩnh, tự tại, và hạnh phúc biết bao khi ta hành động một cách có đạo đức. Không thể nấu một bữa ăn ngon trong một cái nồi đầy bụi, hay tạo dựng được một khu vườn đẹp trên mảnh đất đầy cỏ dại. Kiềm chế không hành động bất thiện, tức là chúng ta đã tạo ra môi trường thích hợp cho thiện pháp được nở hoa. Thí dụ, tránh không giết hại hay sân hận tạo ra môi trường thích hợp cho tình thương yêu và lòng bi mẫn được phát khởi khi giao tiếp với người. Tương tự, tránh không trộm cắp –không lấy của không cho, dầu đó là của cải vật chất hay công sức, tưtưởng, sáng kiến của người khác- sẽ khiến điều ngược lại được phát sinh –đó là tâm xả.
Hành động đạo đức tách sự chú tâm của ta khỏi những lợi ích cá nhân, vị kỷ để hướng đến những ích lợi cho người và cho ta. Khi đắm chìm trong dục vọng của bản thân, chúng ta bịlòng tham, sân, si, và những tâm lý ích kỷ khác chế ngự. Do đó, ta sẽkhông thể tự kiềm chế hay có đủ tuệ giác để hành động đúng đắn. Nhưng khi chúng ta kiềm chế được các pháp bất thiện, thì những màn sương u ám trong tâm ta sẽtan đi một ít và ta bắt đầu nhận thấy rằng chính tình thương yêu, lòng bi mẫn và độ lượng thật sự mới mang đến cho ta hạnh phúc. Tâm sáng suốt này giúp chúng ta hành động đạo đức và tiến bước trên con đường theo dấu chân Phật.
Không Giết Hại
Khuynh hướng muốn làm tổn hại, gây đau đớn cho chúng sanh khác thường xuất phát từ lòng sân hận hay sợ hãi. Khi chúng ta cố ý giết một sinh vật, dầu là nhỏ nhoi như là sâu bọ,là ta đã làm giảm thiểu lòng tôn trọng đối với tất cả mọi sự sống –trong đó có bản thân chúng ta. Chánh niệm giúp ta nhận biết được các hành động sai trái của bản thân và chịu trách nhiệm về chúng. Khi quán sát các trạng thái tâm của mình, chúng ta nhận thấy rằng sân hận và sợ hãi dẫn ta luân chuyển trong vòng xoay của bạo lực và sự nhẫn tâm, khiến ta có những hành động hại người và hủy diệt tâm thanh tịnh của bản thân ta. Tránh không giết hại giúp tâm ta được bình an và giải thoát khỏi sân hận. Tuệ giác này giúp chúng ta biết kiềm chế, không hành động sai trái và sẵn lòng đón nhận những hành động xuất phát từ lòng bi mẫn và tâm độ lượng.
Một đệ tử của tôi bảo rằng cô thuờng cảm thấy sợ và phản ứng mạnh mẽ đối với một số sinh vật nhỏgiống như là chuột, chí, hay đỉa. Vì những cảm giác này, cô sẵn sàng giết chúng. Khi sự tu tập chánh niệm giúp cô trở nên hiền hòa hơn, cô nguyện không giết những sinh vật này nữa. Kết quả là các cảm giác sợ hãi, xa lánh chúng cũng giảm thiểu trong lòng cô. Gần đây, cô còn thu hết can đảm để cầm một con gián trong tay, mang thả ra ngoài cửa chứ không giết nó.
Khi chúng ta kiềm chế không giết hại, lòng tôn trọng cuộc sống được tăng trưởng và ta bắt đầu hành động đầy lòng bi mẫn đối với tất cả mọi chúng sanh. Cũng người đệ tử này kể với tôi về việc đi thăm một người bạn đang sống ở một trung tâm thiền nàođó. Khi đến, cô nhận thấy trước cửa nhà các nhân viên trong trung tâm, có treo các bẫy sâu bọ. Có cả chục con ong vàng đã bị rơi vào bẫy bởi mùi thơm ngọt ngào của dĩa nước táo. Một khi đã chui vào cái lỗ nhỏ của bẫy, chúng không thể ra. Cuối cùng, khi đã mệt mỏi vì phải bay trong một không gian nhỏ bé, chúng rơi xuống đáy dĩa nước táo, rồi chết đuối trong đó. Cô hỏi bạn mình về cái bẫy. Anh ta đồng ý rằng một công cụ như thế thật không nên có ở một trung tâm thiền, nhưng anh nói rằng mọi người đã đặt những cái bẫy này ở đây lâu rồi và anh không thể làm gì được hơn.
Mặc dầu cô gái cốgắng không để ý đến tiếng những con ong kêu trong bẫy, cô không thể nào tách hình ảnh chúng đang đau khổ ra khỏi tâm trí. Cô cảm thấy mình phải làm điều gì đó để giúp một vài con có cơ hội trốn thoát. Cô lấy con dao, khoét một lỗnhỏ ở phía trên bẫy, và cắm dao ở đó. Một vài con ong vàng đã bò lên theo cán dao và bay thoát ra ngoài. Sau đó cô khoét cái lỗ bự hơn, và thêm một sốcon nữa cũng chạy thoát. Cuối cùng, cô nhận ra rằng cô không thể nào chịu đựngđược cho dù chỉ một con phải chết trong bẫy. Mặc dầu lo lắng về hành động của mình, nhưng cuối cùng cô đã đem cả mấy cái bẫy đến một khu vườn bên cạnh, tháo chúng ra, giải thoát tất cả những con còn sống. Khi làm như vậy, cô thầm nhủ,“Nguyện cho tôi được giải thoát khỏi các tâm và hành động bất thiện giống nhưnhững con vật này được giải thoát khỏi các bẫy rập.”
Cô gái nói rằng từ đó trở đi, cô không còn sợ các con ong nữa. Mùa xuân năm rồi, một tổ ong vàngđã xuất hiện dưới cổng vào của Hội Bhavana. Nhiều người đi qua cửa đó bị chúng chích, và khu vực đó bị rào lại. Tuy nhiên, cô đệ tử vẫn tiếp tục đi qua lốiđó, mà không làm hại sinh vật nào. “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu còn bị con ong vàng nào chích nữa,” cô nói. “Nhưng nếu có đi nữa, tôi vẫn lo chúng đã bịsợ hãi hay có thể đã bị thương khi đốt tôi.”
Như bạn đã thấy từkinh nghiệm của người đệ tử này, kiềm chế không giết hại tạo ra một môi trường thích hợp để các hành động bi mẫn có thể tăng trưởng trong cuộc sống. Đó làđiều thật tuyệt vời và là một phương cách hữu hiệu giúp ta tiến bộ trên conđường tu tập. Nhưng chúng ta cũng không nên quá cứng rắn trong việc ủng hộ cho sự không giết hại! Chánh niệm đòi hỏi ta phải tự quyết định về hành độngđạo đức của mình, không phải để khăng khăng buộc tất cả mọi người khác đều phải theo gương của ta.
Thí dụ vấnđề ăn mặn. Dầu bản thân tôi không ăn mặn, tôi không bắt mọi người phải ăn chay. Vì nhìn một cách toàn diện hơn, tôi thấy ngay chính những người ăn chay cũng góp tay một cách gián tiếp vào việc giết hại. Thí dụ ở một làng có khoảng một ngàn người ăn chay, và ở làng kế bên, có những người nông dân trồng rau cải, trái cây, và lúa mạch để nuôi một ngàn dân làng kia. Khi họ đào xới đất hay giữcho côn trùng không phá hoại mùa màng, thì họ cũng phải giết nhiều sinh vật nhỏ bé. Rồi nhiều sinh vật và côn trùng khác nữa lại bị giết bởi các loại máy móc trong mùa thu hoạch. Những người ăn chay ở làng kế bên cảm thấy rất thoải mái. Mặc dầu nhiều sinh vật đã bị giết hại, họ không bị lương tâm cắn rứt, vì họ không cố ý muốn giết hại. Bạn có thể thấy từ thí dụ này rằng việc ăn rau củ và việc giết hại côn trùng trong quá trình trồng trọt rau củ là hai vấnđề khác nhau. Tương tự, lý luận đó cũng có thể áp dụng cho việc ăn mặn. Vì ăn thịt và giết hại chúng sanh để có thịt là hai điều hoàn toàn khác nhau. Ngay chính Đức Phật đôi khi cũng ăn thịt khi được cúng dường. Những người chỉ ăn thịt cũng không có ý muốn giết hại.
Vì mục đích giữgiới không giết hại, Đức Phật đã định nghĩa việc giết hại rất rõ ràng rằng đó là hành động cố ý muốn cướp đoạt mạng sống. Trong các giới luật dành cho tăng ni, Đức Phật nói rõ ràng hơn về những điều kiện cần có trong một hành động giết hại:
-Phải có một sinh vật.
-Ta biết rằng có sinh vật đó.
-Ta có ý muốn giết hại.
-Ta dự tính phương cách giết hại.
-Ta thực hiện hành vi giết hại với phương cách đã dự tính.
Người ăn mặn không phạm vào bất cứ trường hợp nào kể trên. Họ biết những gì họ ăn là thịt và thịtđó là của thú vật. Tuy nhiên họ không có ý muốn giết thú vật đó, mà họ cũng không tham gia vào việc giết thú vật.
Nếu không có sẵn thịt, ta không nên đi tìm kiếm, săn bắn hay giết mỗ cầm thú để ăn mà nên ăn cái gì khác. Nhưng ta cũng không nên đặt nặng vấn đề tránh tất cả mọi thứ góp phần vào việc giết hại một cách gián tiếp. Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều thứ có thể góp phần một cách gián tiếp vào việc giết hại. Thí dụ, khi lái xe hay đi qua vườn cỏ, ta cũng có thể giết hại côn trùng. Một số loại thuốc ta dùng để trị bệnh đã được thí nghiệm trên thú vật -bằng cách giết chúng, hủy hoại chúng, hay làm cho chúng bệnh. Sử dụng các loại thuốc này không phải là hành động giết hại. Đức Phật đã dạy rõ ràng rằng chính là ý muốn, là chủ tâm làm điều gì đó mới là đáng kể.
Còn nói về sự phát triển tâm linh, thì không có gì khác biệt giữa một người ăn chay và ăn mặn. Khi một người ăn chay nỗi lòng tham, lòng nghi, họ cũng hành động giống như người ăn thịt vậy. Nếu bạn muốn trở thành một người ăn trường chay, thì bằng mọi cách hãy thực hiện đi. Những bữa ăn chay lạt rất tốt cho sức khoẻ. Cá nhân tôi là người ăn chay vì lòng bi mẫn đối với thú vật. Tuy nhiên, đừng cảm thấy bó buộc phải tránh ăn thịt mới có thể đạt được hạnh phúc tuyệt vời nhất.
Nhiều vị cư sĩ hỏi tôi phải làm thế nào đối với những côn trùng trong nhà hay ngoài vườn của họ. Họ muốn làm người Phật tử tốt, không giết hại, nhưng bông của họ sẽbị tàn úa hay nhà họ trở nên dơ bẩn vì họ không dám đụng đến các côn trùng. Tôi bảo họ rằng việc giết sâu bọ côn trùng, dầu là vì mục đích tốt, cũng vẫn là giết hại. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi sự giết hại đều có cùng một nghiệp quả. Thông thường việc giết một côn trùng không cản trở sự tiến bộ tâm linh của ta giống như khi ta giết một con vật, như là con chó. Tương tự, giết một con chó sẽ không khiến tâm bất an như giết một con người. Không có hành động giết hại nào đem đến nhiều tai họa cho bản thân hơn là giết cha mẹ mình hay giết một bậc giác ngộ. Loại giết hại này sẽ cản trở kẻ sát nhân không thể đạtđược giác ngộ trong kiếp này và sẽ đưa đến một sự tái sinh tồi tệ nhất. So với sự giết hại này, giết côn trùng không phải là một vấn đề lớn lao. Nên hiểu rằng có nhiều loại nghiệp quả, chúng ta tự chọn lựa hành động và chấp nhận hậu quảcủa chúng.