Tri Ân Và Báo Ân – Pháp Môn Của Nhân Thừa

Người Robot có giúp được gì chăng ?

” Một ngôi Chùa tại Nhật Bản mang robot triệu USD về làm thầy tu, thuyết giảng Phật giáo cho du khách “.

Tin vừa được các trang mạng đăng lên một ngày và đã được nhiều người lưu tâm và dường như mọi người đều suy nghĩ về tương lai của Phật giáo và tôi cũng ở vào tâm trạng đó.

Tự nhiên tôi nhớ lại trong thi ca 5 của CHỨNG ĐẠO CA của Thiền Sư Huyền Giác đã được viết ra từ bao thế kỷ ( 7-8 của Đời Đường Trung Quốc ) và HT Từ Thông đã dịch để giãng dạy như sau :

Ai là người thường ước mơ Vô niệm
Ai là người hằng mong đạt đến vô sanh ?
Vô niệm, Vô sanh là ước mơ cuồng vọng hão huyền
Rất oan uổng, hoá đá một kiếp người tràn đầy tính động
Để Trắc nghiệm xin hỏi : ” Ông Robot người máy
Quả bồ đề bao năm tháng Ông thành ?”
Hỏi là hỏi vậy thôi ! Hỏi tức trả lời
Ai can đảm, đủ sức chờ Ông giải đáp …

Các bạn có thấy một sự khác biệt giữa nhiều ý kiến như sau trong bản tin.

– Sư thầy Tensho Goto cho biết: ” Sự khác biệt cơ bản là các nhà sư sẽ qua đời vào một ngày nào đó. Robot thì không bao giờ chết, robot sẽ tiếp tục tự cập nhật và phát triển, và đó mới chính là ưu điểm tuyệt vời nhất “.

– Trong một khảo sát tại Đại học Osaka, nhiều người sau khi chứng kiến tận mắt Kannon giảng kinh đã dành nhiều lời ngợi khen. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến chê bai rằng robot trông rất ” giả “ và làm khách tới chùa không thoải mái. Tuy vậy, các nhà sư ở ngôi chùa này cho rằng, cỗ máy không có tâm hồn, nhưng tư tưởng Phật giáo và cách truyền đạt mới là quan trọng nhất. Với công nghệ trí thông minh nhân tạo, nhà sư robot sẽ sớm đạt được sự uyên bác vô hạn.

Nhưng theo thiển ý của một người đã góp nhặt nhiều lời dạy của những bậc cao tăng thạc đức thì… tôi đã được dạy rằng rằng bất cứ ai thuyết giảng điều gì , triết lý gì kỷ thuật gì nếu được chấp nhận đấy không phải là VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG mà điều quan trọng nhất là khi người ta nhận được ra rằng ” Mỗi lúc chiêm nghiệm trong yên tỉnh, mỗi lúc tư duy sâu lắng, mỗi lúc tâm trí vận động có kiểm soát đúng, có hướng dẫn đúng thì đó mới là ĐIỀU THIẾT YẾU CHO CÁCH SỐNG TỐT CỦA CON NGƯỜI “.

HT Viên Minh có dạy ” Khi biết sáng suốt, biết rõ thực tại, không buông lung thất niệm và mê muội thì ngay đó có CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC.

Thế gian vốn bất toàn
Mong chi đời hoàn hảo
Càng khởi niêm lo toan
Càng chuốc thêm phiền não.

Thiền Định là luyện tập về tâm trí… theo nghĩa nguyên thủy Bhavana có nghĩa là Phát triển, sự phát triển thêm trí tuệ.

Đức Phật cho rằng MỌI SỰ ĐỀU PHÁT NGUỒN TỪ TÂM TRÍ CON NGƯỜI và Ngài là người đầu tiên phát biểu về điều này
Pháp cú:

” Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm làm chủ
Tâm tạo tác ”

Như vậy Một tâm trí có thể được kiểm soát bằng ý chí.

Một tâm trí không chạy theo ngoại cảnh để đưa đến sự căng thẳng và nhàm chán mà ngược lại LUÔN ĐƯỢC TỈNH THỨC, LUÔN TỰ PHÁT TRIỂN, LUÔN TỰ KHÁM PHÁ.

Một tâm trí như thế là một khó báu lớn nhất của con người nhưng… người Robot có tâm không ? vã chăng người thông minh giỏi giang đến mấy thì cũng có thiếu sót, kẻ dại dù dại đến mấy thì cũng có ưu điểm và… Tu tập là rèn luyện được một thái độ đúng, một cách nhìn đúng về bản thân mình, về cuộc đời và mọi thứ.

Khi thái độ đúng đó đã ăn sâu vào Vô thức và nó sẽ thể hiện ra một cách tự động thành bản chất khi ấy… ĐAU KHỔ KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG.

Thái độ đúng chính là Chánh kiến.

Ngày trước một đệ tử được thu nhận bởi một người Thầy phải trải qua nhiều giai đoạn, thế mà ngày nay với một Ông Thầy Robot giảng sư thì… làm sao có thể biết cách nhìn người và biết cách dùng người. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng cũng như trong một xã hội… Bậc minh chủ có con mắt tinh tường có thể nhận biết được người tài, ngược lại kẻ vô đạo sẽ trọng dụng tiểu nhân, làm hại trung lương. Và sự thành bại của một sự việc, một đời học tập truyền trao hết tâm huyết của một người Thầy cho đệ tử ngày cả vinh nhục của một người rốt cuộc đều được quyết định bởi việc có hay không khả năng nhìn người và dùng người chính xác. Bởi vậy, phân biệt đúng sai, phân rõ chính tà là trí tuệ không thể thiếu trong đời người.

Thiết nghĩ với một giãng sư Robot chỉ thích hợp cho những người đã đạt đến một căn cơ nào đó khá cao và có một tinh thần tuân thủ kỷ luật và giới Đức rất nghiêm khắc mới có thể tiếp thu được.

Nhân mùa Vu Lan, các tự viện đều có khai tâm cho Phật tử về Cách Tri ân và báo ân đến Tứ trọng Ân ( Ân Phụ Mẫu, Ân Thầy Tổ, Ân xã hội, tổ quốc và Ân vạn loại chúng sinh ) nhưng cũng còn nhiều người phải được giải thích rõ ràng biểu trưng bằng nhiều thí dụ minh chứng kèm theo luật nhân quả , nghiệp báo hiện tiền… v.v để các đạo hữu có thể lãnh hội sâu sắc thì thiết nghĩ một Robot giáng sư khó thể thành công hơn một vị Thày tận tụy với các đệ tử mong sao cho họ hấp thụ được tinh tuý của Pháp Phật dù chỉ ở nhân thừa mà thôi.

Kính mong chờ các bạn hữu góp ý và trong khi chờ đợi kính tặng các bạn bài thơ mà mình đã tự hỏi với Ông Robot…

XIN HỎI ROBOT GIẢNG SƯ

Bất chợt lướt qua thông tin trên mạng
Người Robot thay công việc của Giảng Sư
Tự hỏi ” Ông bao giờ hiểu nghĩa chữ Như !”
Pháp Thế Tôn hà sa kiếp .. Ông liễu được ?

Trí tuệ nhân tạo có trải qua ngũ trược?
Nhân quả nghiệp duyên sao biểu hiện làm gương
Chúng sinh vô minh nào thấy rõ mọi đường…
Chờ đến bao giờ… khơi nguồn tỉnh giác ?

Đạo chỉ dạy… giáo lý về Bát Chánh…
Tư duy thiền định từ nay …bị lãng phai
Tâm truyền tâm không ảnh hưởng cho ai,
Rất oan uổng… cả một đời theo Phật.

Ước mơ người người thấy… đây là sai trật !

Huệ Hương – Melbourne 18/8/2019

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.